Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Bóng đá thế kỉ 21 đang dần bị biến hóa, nó không còn là thứ bóng đá đơn thuần mà còn là hình thức kinh doanh, thương mại.
“Chiếc phao” mà bóng đá đang rất cần
Đã dần xuất hiện rất nhiều các “ông chủ” lắm tiền nhiều của đang dần nhảy vào thị trường này để đầu tư và kinh doanh trên một đội bóng. Họ sẵn sàng vung tiền “tấn” để tái thiết đội bóng, mua các nhiêu sao về để cạnh tranh danh hiệu. Cán cân bóng đá dần nghiên hẳn về bên các CLB có tiềm lực tài chính mạnh, từ đó biến các giải đấu thành thế một chiều, thiếu sức hấp dẫn và cạnh tranh. “Luật công bằng tài chính” như một chiếc phao cứu sinh, làm cân bằng lại mọi thứ, bất kể CLB nào cũng phải tôn trọng và làm theo.
Nguồn: google
Ta có thể hiệu, luật công bằng tài chính là điều luật được đưa ra dưới sự khởi xướng của cựu chủ tịch UEFA Michel Platini và đồng sự vào năm 2009. Luật này nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các câu lạc bộ bóng đá châu Âu. Với đạo luật này, các đội bóng không được phép nhận quá nhiều tiền từ ông chủ và được phép chịu lỗ không quá 30 triệu euro trong 3 năm. Và trong năm ngoái, luật này đã có chút thay đổi, cụ thể luật được đổi thành “ tài chính bền vững” yêu cầu những chi phí liên quan đến hoạt động của các CLB, gồm trả lương, chuyển nhượng và hoa hồng cho người đại diện cầu thủ, sẽ không được phép vượt quá 70% tổng doanh thu của mùa giải và các CLB được phép thua lỗ 60 triệu euro trong 3 mùa giải, gấp đôi so với trước đó. Các CLB được đánh giá đang có "sức khỏe tài chính tốt" sẽ được phép thua lỗ thêm 10 triệu euro. Các đội bóng vi phạm Luật công bằng tài chính mới sẽ bị phạt tiền và một số hình thức khác như trừ điểm, giới hạn chi tiêu.
Những CLB đã từng vướng phải.
Kết thúc mùa giải 2018/2019, AC Milan mất vé dự Champions League mùa tới một cách đầy đáng tiếc khi chỉ kém 2 đội trong Top 4 là Atalanta và Inter Milan đúng 1 điểm. Với vị trí thứ 5 Serie A, Rossoneri vẫn có suất vào thẳng vòng bảng Europa League 2019/2020. Tuy nhiên, ngày 28/6, đội chủ sân San Siro nhận thông báo từ tổ chức bóng đá lớn nhất châu Âu về quyết định cấm thi đấu tại Europa League, do những vi phạm luật FFP. "AC Milan bị loại khỏi toàn bộ những giải đấu trong hệ thống do UEFA tổ chức ở mùa giải 2019/2020 do vi phạm luật FFP trong 2 giai đoạn điều tra 2015-2016 và 2017-2018", thông báo từ Tòa án Trọng tài thể thao
Nguồn: google
Cũng là một CLB khác đến từ nước Ý, là Juventus. Mùa giải vừa qua (2022-2023) là mùa giải biến động với họ khi bị Liên đoàn Bóng đá Ý (FICG) trừ 15 điểm do những cáo buộc về việc thổi phồng giá cầu thủ giai đoạn từ 2019-2021 để trốn thuế và các cáo buộc làm giả giấy tờ để lạch luật. Tuy nhiên, sau đó họ đã kháng cáo thành công và đc trả lại 15 điểm.
Nguồn: google
Chuyện chưa dừng lại ở đó, chỉ một tháng sau, tòa phúc thẩm của FICG đưa vụ việc ra xét xử lại. Lần này họ chính thức bị trừ 10 điểm, với án phạt này đã tạo ra một mùa giải đầy biến động và gã khổng lồ nước Ý này chỉ về ở vị trí thứ 7 với 62 điểm có được và vị trí này cũng giúp họ có được vé dự chơi ở đầu trường Europa Conference League (C3). Tuy nhiên theo báo chí Ý đưa tin, đội bóng này đã quyết định xin rút lui. Lý do là bởi những vụ lùm xùm về tài chính của họ vẫn chưa chấm dứt. Điều này có thể khiến họ bị UEFA buộc tội vi phạm Luật Công bằng tài chính.
Bởi có thể thấy được là, luật công bằng tài chính mặc dù không hoàn hảo nhưng đến bây giờ vẫn đang làm rất tốt việc cân bằng cán cân tài chính bóng đá của các CLB. Tuy nhiên, các điều luật luôn có các lổ hổng và cũng đang dần được cải thiện qua các mùa giải. Họ trở nên khắt khe hơn với các đội vi phạm luật này.
Hành trình của Wayne Rooney - Nguồn cảm hứng vươn mình cho người trẻ
AdminMan Utd đón tin vui trước thềm bán kết Europa League
Admin9 vòng cuối Ngoại Hạng Anh 2024/25: Ai vô địch, ai rớt hạng?
Admin